Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

CÔNG DỤNG THỰC TIỄN CỦA QUẢ CAU

Từ xưa đến nay, khi nhắc về quả cau thì không một người Việt Nam nào lại không biết tới. Cũng như ở các nước Đông Nam Á khác, cau trầu có mặt trong tất cả các buổi lễ cúng, cưới hỏi, trang hoàng, trong hoàng tộc cũng như ngoài dân gian. Nó "biểu tượng cho sự kính trọng, cho lòng biết ơn, cho sự tạ lỗi”... Mặt khác, bên cạnh ý nghĩa văn hóa nhất định của nó quả cau còn có nhiều công dụng trong thực tiễn.
Trong Đông y, cau có tính hạ khí, hành thuỷ thông đại tiểu trường. Dùng quả cau chữa được các chứng chương tích, chướng khí, tạ hạ và sát trùng. Vỏ quả trị thuỷ thũng, lợi tiểu. Hạt trị giun sán, bụng đầy chướng, tả lỵ. Trong quả cau cũng có nhiều tanin, alcahoit, arecolin. Hạt cau có vị đắng, chát, tính ôn, có tác dụng diệt trùng, tiêu tích, hành khí, lợi tiểu. Dùng ngoài, bột hạt cau rắc làm thuốc cầm máu. Hạt cau làm tê liệt thần kinh giun sán, làm giun sán không bám vào thành ruột được mà bị đẩy ra ngoài. Hạt cau khô dùng hỗ trợ tiêu hóa chữa viêm ruột.
Chất chát của cau làm cho chân răng co lại, ôm sát chân răng cho hàm răng chắc, không lung lay. Hạt cau có tính trị giun nên ăn trầu ít bị nhiễm trùng đường ruột và ký sinh trùng đường ruột. Tuy nhiên, không nên lạm dụng ăn cau luôn miệng, vô ý làm phỏng niêm mạc miệng, ứa máu răng, môi nứt khô.

Trước kia, các thầy thuốc ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ 1, các lương y Ả Rập ở thế kỷ 10 đã công nhận những giá trị y học của quả cau.

Hoạt chất chính của phần thịt quả là 4 ancaloit là arecolin, arecaidin, guvaxin, guvacolin chiếm từ 0,1-5 %. Chất arecolin trong thịt quả cau gây chảy nước bọt và làm tăng bài tiết dịch vị làm co nhỏ đồng tử giúp giảm áp nhản trong bệnh Glocom. Chất areclin còn làm tim đập chậm, tăng nhu động ruột và có thể kích thích thần kinh. Trong cau có một phần tannin ức chế được enzym chuyển đổi angiotensin nên được xem là chất chống huyết áp.

Trong hạt (phần thịt quả) trái cau có chứa tanin, trái non có 70% tanin, trái chín còn 15-20 % tanin. Ngoài ra có chứa chất mỡ 14% gồm myristin, olein, laurin và chất đường như sacaroza, mannan,galactan và muối vô cơ.


Trong một cuộc khảo cứu rộng lớn trên 100 thảo mộc ở châu Á, hãng Coreana Cosmetics đã tìm ra cau cùng với riềng, nghệ, cải, đinh hương, đơn bì, đại hoàng… trong số những cây có thể dùng để chiết xuất chất kháng oxy hoá.
Trước đây, nhiều người dùng vỏ trái cau chà răng - một vật liệu vừa hữu hiệu vừa dễ kiếm cần được khuyến khích. Các chất phenol, đặc biệt là ester được đưa vào thuốc trị u khối, chữa các chứng nhiễm virus. Vì ức chế glycerophosphat deshydrogenase, chúng được cho vào thức ăn chống béo.
Song song với những khảo cứu y khoa, kỹ nghệ cũng tìm cách ứng dụng tính chất của cau. Những phenol có khả năng bảo vệ nucleotid, chống tác dụng phá hoại của enzym được dùng bảo vệ rau quả như dưa chuột để giữ hương vị. Chúng ức chế urease chế tạo ammoniac trong urea nên được dùng làm thuốc thơm. Người ta đã làm thuốc nhuộm vải, lụa với phần chiết từ cau. Tannin được trộn với natrium sulfat, natrium carbonat làm thuốc nhuộm tóc đen xám. Nhờ chất proanthocyanidin, đặc biệt chất epicatechin-catechin, cau được hoà với một số chất để làm thuốc kích thích tóc mọc. Một loại giấm giàu enzym và amin acid, xúc tiến sự tiêu hoá, gồm có một phần hột cau, nước gừng, cải củ, khoai mài... Thân cau có nhiều lignin, ít hollocellulose, có tính chất cơ lý học tương đương gỗ cứng thường dùng làm giấy. Vỏ trái cau đem xử lý với nấm đỏ Phanerochaete chrysosporium tăng số lượng protein lên 100%, nếu để nguyên cho ủ thì lignin huỷ hoại đến 62% nhưng năng suất khí methan phát ra tăng lên 48%. Vỏ trái cau dùng đánh răng, vừa rẻ tiền, vừa vệ sinh.

Như vậy, vì quả cau có khá nhiều công dụng nên ngày nay nó được sử dụng phổ biến không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới, chủ yếu phục vụ trong thực nghiệm y học và y học cổ truyền.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cộng đồng Facebook Quà Tặng Trái Cây

Cộng đồng Facebook

Cùng tham gia cộng đồng Quà Tặng Trái Cây để nhận được tin hot trong tuần bạn nhé !