Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

NHỮNG LOẠI QUẢ CẦN LƯU Ý KHI ĂN

Trái cây rất lành tính và là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng không phải loại quả nào cũng phát huy hết tính năng của nó nếu bạn ăn chúng không đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý trước khi bạn quyết định thực đơn hoa quả trong ngày cho mình và gia đình.
1.     Cam
Cam là loại quả cực tốt cho sức khỏe, đặc biệt là dành cho hầu hết các bệnh nhân. Tuy nhiên, khi bị sốt cao, bạn không nên uống nước ép nguyên chất của nó bởi hàm lượng đường cao trong cam khi được đưa đường vào cơ thể, các tế bào máu trắng sẽ diệt khuẩn chậm chạp hơn. Như thế, không những không giúp ích được gì mà vô tình khiến cơ thể sốt bạn cao hơn.
2.     Dưa hấu
Ăn dưa hấu có tác dụng giải nhiệt rất tốt, nhất là trong những ngày nắng nóng, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều có thể gây nên cảm giác chán ăn, ăn khó tiêu, không tốt cho dạ dày của bạn. Ăn nhiều dưa hấu cũng là nguyên nhân dẫn đến một số chứng bệnh về đường ruột. Bên cạnh đó, uống nước ép dưa hấu khi bị sốt sẽ làm cản trở khả năng kháng khuẩn của bệnh nhân.


Đối với người hay bị tiêu chảy thì không nên dùng nhiều dưa hấu
3.     Dưa bở

Dưa bở có tính hàn, nên có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt rất tốt, nhưng cũng vì tính chất đó của quả mà trở thành nguyên nhân đau dạ dày, khó tiêu hóa hoặc tiêu chảy. Hơn nữa, các bệnh nhân bị chứng ho ra máu, nôn ra máu, tá tràng, viêm loét dạ dày, viêm ruột mãn tính, đầy hơi, tiêu chảy, tiểu rắt hay tim mạch cần lưu ý, cẩn thận khi ăn loại dưa này hoặc tốt nhất nên tránh vì có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn.
4.     Dừa
Nước dừa có nhiều thấp khí, thường gây trở ngại cho hoạt động của tạng tỳ. Do đó, uống nước dừa vào lúc cơ thể suy yếu hay uống quá nhiều sẽ gây ra rối loạn chức năng hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể.
Ngoài ra, không nên uống nước dừa khi đang đói, mệt, sốt, ớn lạnh. Những người thuộc chứng âm hư (da xanh tái, tay chân lạnh, ăn ít, dễ bị tiêu chảy, người nặng nề, tay chân bải hoải…) không nên dùng nước dừa. Người bị chứng ho suyễn, vừa mới đi ngoài trời nắng, không nên uống nước dừa.
5.     Chuối
Cũng giống như ổi, nhãn, kiwi, sầu riêng hay các loại trái cây khô, chuối là loại quả rất tốt cho người bị chứng cao huyết áp, bởi hàm lượng muối kali cao, một khoáng chất đóng vai trò như dung dịch điện phân trong phản ứng điện giải nhằm thải trừ Natrium ra khỏi cơ thể. Song với tính nhiệt cao trong chuối thì các bệnh nhân cũng chỉ nên ăn ở mức vừa phải.

6.     Táo
Do táo giàu gluxit và muối kali nên những người bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, bệnh thận, tiểu đường không nên ăn nhiều vì nó có thể tạo gánh nặng cho thận và ảnh hưởng đến hoạt động của các tĩnh mạch.

7.     Dứa

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới, trong đó có chứa một hàm lượng cao vitamin C. Ngoài ra, dứa chứa một loại chất đặc biệt proteinase, có thể làm tăng tính thấm của niêm mạc dạ dày. Vì vậy, một số người có thể bị đau bụng, ngứa, buồn nôn, nhức đầu, thậm chí sốc sau khi ăn dứa. Trong trường hợp này, trước khi ăn dứa, bạn có thể ngâm dứa trong nước muối khoảng 20 phút, để tiêu diệt proteinase và giảm sự xuất hiện của phản ứng dị ứng.

Tuy nhiên, dịch chiết quả dứa có tính bổ dưỡng, dễ tiêu, lợi tiểu, giảm xơ cứng động mạch, sỏi thận, viêm khớp, hỗ trợ điều trị bệnh gout...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cộng đồng Facebook Quà Tặng Trái Cây

Cộng đồng Facebook

Cùng tham gia cộng đồng Quà Tặng Trái Cây để nhận được tin hot trong tuần bạn nhé !